– Bơm hút sâu có nguồn gốc lý thuyết và kết cấu giống bơm ly tâm thông thừơng, nhưng chúngkhác nhau về khả năng tạo ra cột hút chân không cho phép trong buồng bơm . Bơm ly tâm thông thừờng có cột hút chân không thấp [HCK ]=4…6 m, còn bơm ly tâm hút sâu có khả năng tạo ra cột hút chân không lớn hơn, đạt giá trị: [HCK] =7…8,0m
– Trong nông nghiệp nước ta sử dụng rất nhiều bơm ly tâm lắp đặt ở ven sông cấp nước phục vụsản suất và đời sống . Thông thường, chúng ta sử dụng bơm ly tâm có cột hút chân không thấp [HCK] = 4÷6,0m. Với cột hút chân không này, bơm chỉ cho phép lắp đặt ở chiều cao hút địa hình thấp: Hhút≤5 m.
Mực nước sông suối giữa mùa mưa và mùa cạn dao động khá lớn, độ chênh lệch mực nước này ΔZh = 5÷7 m là phổ biến, có những nơi là 10- 15m. Việc sử dung bơm có cột hút thấp HHUT≤5m sẽ bị ngập lũ vào mùa mưa bão, người quản lý phải tháo chạy máy chống ngập bơm, trong khi đó trong đê nội đồng vẫn bị hạn hán cần máy bơm nước. Nếu lắp đặt ở vị trí cao hơn 5m thì bơm sẽ bị treo trõ không hút được nước, khi nứơcsông hạ thấp vào mùa cạn.
Vì vậy, sản xuất yêu cầu nghiêncứu chế tao ra lọại máy bơm nước hút sâu có cột hút chân không lớn hơn đạt HCK=7- 8m. Nhờ đó, sẽ cho phép lắp bơm ở chiêu cao hút lớn hơn Hút= 6,0÷7,0 m , lớn hớn các bơm thông thừơng 2- 3m
Mặt khác, để tránh xảy ra xâm thực trong bơm, khi xây dựng công trình trạm phải đào đất hạ thấp cao trình đặt máy. Như vậy, công trình nhà trạm sẽ phức tạp hơn, khi nứớc sông dâng cao phải chạy lũ máy bơm. Hiện nay các trạm bơm ven sông ở nứớc ta thường áp dụng:
1-Trạmbơm phao thuyền nổi theo mực nước
2. Trạmbơm trục ngang có 2 tầng đặt máy
3. Trạmbơm hớng trục đặt xiên trên đê
4. Trạmbơm trục ngang trợt trên ray
5. Trạmbơm trục đứng trên khung cột
6. Trạmbơm chìm
-Mỗi dạng trạm bơm nói trên có ưu điểmriêng, nó được lựa chọn áp dụng là tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình và tàichính của từng địa phương.
– Nhìn chung các giải pháp chống ngập lũ máy bơm nói trên có kết cấu nhà trạm phức tạp, giá thành công trình còn cao, nếu xây dựng trạm bơm công suất nhỏ thì hiệu quả đầu tư rất thấp.
– Sau nhiều năm khảo sát thực tế, năm 1996 tác giả Trần Văn Công – Viện KHTL đã hình thành ý tửơng nghiên cứu chế tạo bơm hút sâu đạt cột hút chân không lớn HCK=8,0m, để lắp đặt ở các trạm bơm ven sông, có chiều cao hút địa hình HHúT = 6…7,0m . Đếnnăm 1997 chính thức đựơc Bộ giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ nghiên cứu trongluận án Tiến sỹ với đề tài :
Nghiên cứu nâng cao khả năng hút của máy bơm ly tâm …
– Tháng 3 –2001 tác giả bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ tại trường ĐHBK Hà Nội . Đề tài đã nghiên cứu và chế tạo được bơm hút sâu có cột hút chân không đạt Hck=7- 8 m.
Việc sử dụng bơm hút sâu cho các trạm bơm ven sông có chiều cao hút lắp đặt bơm HHUT=6,0 -7,0 m , thì kết cấu trạm bơm sẽ đơn giản và giá thành công trình sẽ rẻ hơn nhiều.
– Tháng 10-2001, sản phẩm bơm hút sâu đầu tiên đựơc mời ứng dụng vào thực tế ở tỉnh TháiNguyên.
Đầunăm 2003 Bộ nông nghiệp và PTNT giao nghiêm vụ nghiên cứu đề tài :
Nghiên cứu tiết kế chế tạo bơm ly tâm hút sâu đạt HCK=6,0 – 8,0m
Tháng 9-2005,đề tài đựợc nghiệm thu và đánh giá suất sắc.
Năm 2006 , Bộ nông nghiệp & PTNT tiếp tục giao nhiêm vụ thực hiện dự án hoàn thiện công nghệ chế tạo bơm hút sâu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Tháng 3-2007, công nghệ bơm ly tâm hút sâu đoạt giải nhì giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt NamVIFOTEC 2006.
Tháng 7-2007, tác giả của đề tài máy bơm ly tâm hút sâu đựơc Thủ tướng Chính phủ và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tặng bằng khen về thành tích ứng dụng sản phẩm bơm ly tâm hút sâu để phục vụ sản suất và phát triển kinh tế xã hội.
Tháng 9-2007,công nghệ bơm ly tâm hút sâu đoạt cúp vàng techmart Việt Nam 2007.
Ngày nay, các sản phẩm bơm hút sâu đang đựơc tiếp tục ứng dụng vào nhiều công trình trạm bơm ven sông, thuộc các vùng trung du miền nuí, các trạm bơm cấp nước biển nuôi trồng thuỷ sản, trạm bơm cấp nước sinh hoạt đô thị và sản suất công nghiệp, đặc biệt có hiệu quả khi bơm cấp nước cho nông nghiệp vào mùa khô hạn.
Gam bơm ly tâm hút sâu được chế tạo và sử dụng có thông số thiết kế sau :
Giải thích ký hiệu: – HS chỉ bơm Hút Sâu
– 100,200,250,300: Chỉ đường kính lối vào bơm, đơn vị mm
– 6, 15, 22,33,75 là công suất động cơ kéo bơm, đơn vị Kw.